Các việc cần làm sau khi thành lập công ty trong năm 2024

Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp là một trong những quyết định khó khăn của các bạn khi muốn thử sức trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Để giúp các bạn có thể chuẩn bị cho mình một tâm thế thật tốt trước khi đi vào việc phát triển sản xuất kinh doanh, chúng tôi xin gửi tới các bạn những lời khuyên, các việc cần làm sau khi thành lập công ty theo các quy định của pháp luật hiện hành. 

Những điều cần xem xét chú ý trước khi thành lập một doanh nghiệp mới.

Trước khi đi vào tìm hiểu các việc cần làm sau khi thành lập công ty, chúng tôi xin giới thiệu tới quý khách hàng những vấn đề cần quan tâm chuẩn bị cho dự án kinh doanh của mình như sau.

Cần có một ý tưởng kinh doanh tốt

Đây là việc đầu tiên trong chuỗi những việc cần làm trước khi thành lập công ty. Một ý tưởng chỉ tốt sau khi nó đã được nhiều người tán thành và ủng hộ. Ví dụ, bạn có ý tưởng mở dịch vụ cho thuê xe ô tô. Bạn nghĩ đây có thể là một ý kiến ​​hay. Bạn nghĩ rằng ngày nay có nhiều người muốn thuê một chiếc ô tô hơn những người dự định sở hữu một chiếc ô tô. Tuy nhiên, người được bạn tư vấn nói với bạn rằng ý kiến ​​này không ổn. Ngay cả khi lý lẽ của họ không thuyết phục và bạn đã tự tin vào bản thân, bạn phải xem xét lại ý định của mình.

Tương lai của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào những ý tưởng ban đầu của nó. Chỉ cần đảm bảo rằng một số lượng lớn khách hàng tiềm năng sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm/ dịch vụ mà bạn cho rằng có cơ sở để triển khai sản phẩm / dịch vụ đó. Nhưng làm thế nào để nảy ra ý tưởng này? Tác giả Joe Carbo đã đưa ra một câu trả lời rất đơn giản, có thể nhiều người đã hơn một lần nghe thấy: “Tìm nhu cầu thị trường và đáp ứng chúng”.

Lập ra một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

Đây cũng là một trong những việc bạn cần làm trước khi thành lập công ty.  Bởi chỉ khi bạn có thể chuẩn bị cho mình những thông tin cần thiết, những ý tưởng kinh doanh tốt thì công ty mới có thể phát triển và thu về lợi nhuận. Đó là bản đồ vạch ra con đường hợp lý nhất để dẫn đến thành công. Một kế hoạch kinh doanh tốt không thể không xem xét các khía cạnh đơn giản nhất đến phức tạp nhất của doanh nghiệp. Ngân sách, nguồn đầu tư, vốn lưu động, lợi nhuận bán hàng, hàng tồn kho, chi phí quảng cáo, tiền thuê mặt bằng, điện nước, thuế… chỉ là một số chi tiết của kế hoạch kinh doanh.

Vậy làm thế nào để lập một kế hoạch kinh doanh tốt? Có rất nhiều sách trên thị trường hiện nay có thể cung cấp cho bạn những kiến ​​thức này, hoặc bạn có thể liên hệ với tổ chức hỗ trợ kinh doanh hoặc phòng thương mại địa phương nơi đặt trụ sở kinh doanh mới.

Tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của bạn

Các công ty lớn chẳng bao giờ có suy nghĩ liều lĩnh tung ra sản phẩm mới trong khi họ còn mơ hồ việc liệu khách hàng ở thị trường của họ có cần đến sản phẩm đó hay không. Trước tiên họ sẽ lập gia một đội nhóm thực hiện tiến hành nghiên cứu khảo sát thị trường thông qua việc đánh giá những người có vẻ có nhu cầu nhất đối với sản phẩm đó, rồi thực hiện việc phân tích thái độ cũng như xác định mức độ hài lòng của những khách hàng này đối với sản phẩm/dịch vụ đó.

Chuẩn bị nguồn ngân sách cho công ty

Nguồn vốn cho công việc kinh doanh trong tương lai của bạn có thể là tiền của chính bạn hoặc các khoản vay từ người khác. Điều này sẽ thuận tiện hơn nếu bạn sử dụng tiền của chính mình, vì bạn không phải lo lắng về việc làm thế nào để lấy lại tiền. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta không có đủ tiền để bắt đầu kinh doanh. Vậy tôi có thể tìm hỗ trợ ở đâu? Trước tiên, hãy cố gắng liên hệ với một tổ chức, chẳng hạn như văn phòng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ tại địa phương của bạn. Họ luôn có nhiều kế hoạch kinh doanh từ các công ty khác ở khắp mọi nơi và muốn… vay tiền như bạn, từ vài trăm đô la đến hàng triệu đô la. Họ sẽ vui lòng thông báo cho bạn biết những khoản trợ cấp nào có sẵn và hướng dẫn bạn cách hoàn thành đơn đăng ký để đáp ứng các yêu cầu cho vay.

Địa điểm kinh doanh của công ty

Sự xuất hiện của thương mại điện tử, dịch vụ tiếp thị qua điện thoại và nhiều tiện ích khác đã giúp quá trình giao dịch trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Vì vậy, ngay cả với những doanh nghiệp nhỏ, địa điểm kinh doanh ngày nay không còn là yếu tố quyết định đến sự thành công trong kinh doanh. Ngày nay, chỉ với thẻ tín dụng và Internet, chúng ta có thể mua sắm ở hầu hết mọi nơi.

Tuy nhiên, thương mại điện tử chỉ có thể được áp dụng cho các lĩnh vực kinh doanh cụ thể, các hình thức kinh doanh và ngành nghề cụ thể. Ví dụ, đối với các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực như dịch thuật hoặc xuất bản, địa điểm không quan trọng lắm – những công ty này có thể đặt ở bất cứ đâu. Đồng thời, hình thức kinh doanh siêu thị hoàn toàn khác, không thể tùy tiện lựa chọn địa điểm kinh doanh trong trường hợp này. Vì vậy, khi lựa chọn địa điểm đặt trụ sở chính của công ty, nhu cầu kinh doanh cần được cân nhắc.

Chú ý tới các dịch vụ điện tử và tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng ngay từ thời kỳ đầu. 

Máy tính, trang web, dịch vụ email… bạn đã sẵn sàng chưa? Có lẽ ngày nay, những tiện ích này rất cần thiết cho các công ty, ngay cả khi công ty của bạn chỉ có một giám đốc và một vài nhân viên bán thời gian.

Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào khách hàng, đặc biệt là khách hàng thân thiết. Thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường, bạn đã đảm bảo rằng một lượng khách hàng nhất định cần các sản phẩm / dịch vụ do công ty tương lai của bạn cung cấp. Vậy cụ thể họ là ai? Trước khi chuẩn bị thành lập công ty, bạn hãy lên danh sách khách hàng tiềm năng.

Cần chuẩn bị chu đáo cho việc khai trương của công ty

Bạn có thường xuyên phải thực hiện việc đi công tác bằng máy bay? Một trong những điều làm hành khách của bạn an tâm là trước khi cất cánh, phi công chính và các đồng sự của người này luôn kiểm tra lại tất cả mọi công việc cũng như vấn đề của máy bay theo một trình tự thống nhất. Đó là những việc họ phải tiến hành thực hiện hàng ngày, đã lặp lại hàng trăm, hàng ngàn lần như thế, song họ vẫn luôn phải tiến hành việc kiểm tra này hàng ngày trước mỗi chuyến bay. Tương tự như vậy, trước khi để cho doanh nghiệp của bạn bắt đầu “cất cánh”, thiết nghĩ cũng cần lập ra một bản danh sách những việc cần phải thực hiện, cần phải kiểm tra để đảm bảo rằng mọi thứ đã sẵn sàng.

Những việc phải làm của bạn trong ngày đầu khai trương là gì? Ai sẽ chịu trách nhiệm tham gia và thực thi các công việc đó? Đã có đủ các vấn đề kỹ thuật cũng như điều kiện cần thiết để làm việc chưa? Các mẫu công văn cũng như mẫu đơn đặt hàng…đã có chưa? Hãy liệt kê những hoạt động, những thứ có thể cần đến cho một ngày làm việc bình thường của công ty, từ việc nhỏ nhất như giờ mở cửa đến thời gian chấm dứt một ngày làm việc, và liệt kê tất cả những công việc cụ thể khác.

Trên đây là tất cả những việc cần làm trước khi thành lập công ty về mặt lý luận kiến thức mà bạn phải chú ý. Bởi việc kinh doanh có thể dẫn đến những rủi ro rất lớn, nếu như không có sự chuẩn bị kỹ càng và cẩn thận có thể dẫn đến việc phá sản và vay nợ đối với chủ sở hữu.

Các việc cần làm sau khi thành lập công ty trong năm 2023

Ở trên, chúng tôi đã đưa ra những việc cần làm trước khi thành lập công ty dưới góc độ lý luận, còn trên thực tế khi thực hiện các thủ tục pháp lý, thì doanh nghiệp còn cần phải chú ý các vấn đề sau đây:

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp với phát triển kinh doanh

Theo như lời khuyên của chúng tôi, thì đây là một trong những việc cơ bản nhất trong những việc cần làm trước khi thành lập công ty. Bởi lựa chọn ra một loại hình phù hợp sẽ kéo theo đó sự quản lý điều hành cũng tốt hơn, việc phát triển kinh doanh cũng thuận lợi hơn. Theo quy định mới nhất của Luật doanh nghiệp 2020 thì khi thành lập công ty, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong  năm loại hình doanh nghiệp tùy theo nhu cầu của mình như doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty TNHH. Tuy nhiên, theo thống kê của chúng tôi thì 2 loại hình doanh nghiệp đang được sử dụng ưu tiên phổ biến nhất hiện nay là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và loại hình công ty cổ phần vì hai loại hình này có ưu điểm vượt bậc khi chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản khi doanh nghiệp có các vấn đề không may xảy ra.

Chủ sở hữu của mỗi doanh nghiệp có thể căn cứ và dựa vào số lượng thành viên tham gia góp vốn vào công ty của mình cũng như nhu cầu huy động vốn của mình để lựa chọn ra loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với ngành nghề mà mình định đưa vào sản xuất kinh doanh trước khi thực hiện hoạt động thành lập công ty.

Đây cũng là một trong những việc cần làm trước khi thành lập công ty mà chủ doanh nghiệp cần chú ý. Theo quy định của pháp luật thì đối với loại hình công ty TNHH thì sẽ có ít nhất tối thiểu 1 thành viên, đây cũng là trường hợp đặc biệt của loại hình này và được tối đa là 50 thành viên tham gia góp vốn vào công ty. Đối với loại hình công ty cổ phần  thì phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập vào công ty và hiện tại pháp luật không giới hạn tối đa thành viên tham gia vào công ty. Công ty cổ phần có ưu điểm hơn một chút về việc dễ chuyển nhượng và dễ huy động vốn, tuy nhiên cũng chính vì thế nên hơi khó khăn trong việc quản lý.

Đăng ký trụ sở chính của công ty sao cho phù hợp.

Lựa chọn được trụ sở chính của công ty theo đúng quy định của pháp luật cũng là một trong những việc cần làm trước khi thành lập công ty mà chủ sở hữu phải chú ý.

Người chủ sở hữu khi tiến hành thành lập doanh nghiệp phải cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh đủ thông tin địa chỉ trụ sở chính của mình với địa chỉ theo mức độ 4 cấp trước khi đi vào hoạt động và phải chịu toàn bộ về trách nhiệm đối với địa chỉ mà khách hàng cung cấp mà không cần phải tiến hành chứng minh. Riêng đối với trường hợp ngoại lệ là doanh nghiệp được thành lập ở tòa nhà, thì đối với trường hợp này người tiến hành thành lập doanh nghiệp phải cung cấp về quyết định xây dựng hoặc các giấy tờ tương đương khác theo quy định chứng minh rằng mình có ý định đặt trụ sở chính của doanh nghiệp có chức năng hoạt động thương mại.

Lưu ý: Địa chỉ trụ sở chính được đặt của công ty không được thực hiện đăng ký tại chung cư hay các khu nhà tập thể vì theo quy định hiện hành những địa điểm này chỉ có chức năng để ở mà không có các chức năng kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Như vậy nếu như không lựa chọn được một chủ sở tốt thì những việc cần làm trước khi thành lập công ty mà chúng tôi hướng dẫn trước đó có thể trở nên không hiệu quả. Bởi việc vi phạm quy định về vấn đề này có thể dẫn tới việc bạn bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lại hồ sơ.

Chú ý khi tiến hành lựa chọn đặt tên cho doanh nghiệp.

Những việc cần làm trước khi thành lập công ty mà chủ sở hữu cần phải làm nữa là lựa chọn tên cho công ty phù hợp với quy định của pháp luật nhưng vẫn gây ấn tượng cũng như dễ nhớ tạo điểm nhấn khi tung sản phẩm ra thị trường.

Theo quy định hiện hành của Luật doanh nghiệp 2020 thì khi đặt tên công ty phải bao gồm 2 phần quan trọng đó là Loại hình doanh nghiệp mà khách hàng đã lựa chọn đăng ký và Tên riêng. Doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn tên của doanh nghiệp mình ngắn gọn hay, nhưng phải đảm bảo sao cho không được trùng lặp hoặc có hiện tượng gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã được thành lập trên cổng thông tin trước đó. Doanh nghiệp cũng nên thêm các tiền tố trước tên riêng của công ty để đảm bảo không trùng lặp và gây nhầm lẫn với các tên của doanh nghiệp khác

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh đúng với mã ngành cấp 4

Đây là một yếu tố phức tạp nhất trong những việc cần làm trước khi thành lập công ty. Bởi việc thực hiện xác định ngành nghề kinh doanh của công ty không có điều kiện hay có điều kiện sẽ phụ thuộc vào sự điều chỉnh của các quy định của pháp luật chuyên ngành. Đồng thời khi thành lập, doanh nghiệp cần tra cứu và khớp đúng và đủ mã ngành nghề mà công ty có ý định kinh doanh trước khi đưa công ty đi vào hoạt động. Doanh nghiệp có thể tự tiến hành truy cập vào Hệ thống mã ngành nghề kinh doanh cấp 4 mới nhất của pháp luật và tìm đến mục có ghi và chứa mã ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp muốn đăng ký và thực hiện ghi vào hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định.

Lựa chọn người đại diện theo pháp luật phù hợp

Người được chọn làm đại diện theo pháp luật của một doanh nghiệp hiện nay theo quy định của pháp luật là không bị giới hạn số lượng. Tuy nhiên trên thực tế để có thể đảm bảo quyền tự quyết của mình, thì phần lớn các doanh nghiệp chỉ bầu cử và đưa ra lựa chọn 1 người làm đại diện theo pháp luật.

Người đại diện pháp luật của công ty phải là thay mặt toàn thể công ty và làm việc với các đối tác, ngoài ra còn chịu trách nhiệm cho hoạt động cũng như phát triển doanh nghiệp. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện công ty sẽ được thể hiện trong điều lệ của doanh nghiệp.

Như vậy, ngoài các việc cần làm sau khi thành lập công ty về mặt lý luận thì trong vấn đề pháp lý, doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị điều kiện cũng như các thông tin để có thể tiến hành thành lập công ty một cách thuận lợi.